Subscribe:

Chia sẽ cho các bạn muốn vào nghề Copywriter

1.Copywriting là gì?
Trước khi hiểu về copywriter, chúng ta nên tìm hiểu xem copywriting là gì. Đây là một công việc mà người ta dùng ngôn ngữ viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.
Mục đích chính của những “văn bản marketing” (marketing copy) này hay còn gọi là “ngôn ngữ quảng cáo” (promotional text) là để nhằm thuyết phục người nghe, hoặc người đọc, hành động – để mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ, hoặc đưa ra một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm một việc ngược lại là gây sự chú ý của người tiếp nhận và khiến họ không đồng tình và thể hiện thái độ của mình bằng một hành động hoặc niềm tin nào đó.
Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.
Trên các website, copywriting thể hiện ở phương pháp viết và sử dụng từ ngữ có khả năng tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Thường được hiểu là “content writing” – soạn nội dung. Người viết phải soạn nội dung một cách chiến lược để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy trang web của mình.

Chia sẽ về khóa học Copywriter của VietnamMarcom

Các Bạn Học viên thân mến

Chương trình đào tạo Copywriter ra đời dựa trên sự cam kết góp phần đào tạo nhân lực cho ngành quảng cáo Việt Nam và tiếp tục phát triển chuyên sâu các chương trình đào tạo về Tiếp thị, Quảng cáo và Xây dựng thương hiệu trong nhiều năm qua của VietnamMarcom và Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, Khoa TMDL-Marketing.




Độ dài “chuẩn” cho bản sơ yếu lý lịch



(Dân trí) - Mắc lỗi chính tả, thiếu thông tin cá nhân, không chú trọng vào điểm mạnh và độ dài không hợp lý là những lý do khiến sơ yếu lý lịch của bạn “chìm nghỉm” trong hàng trăm hồ sơ khác.





 Độ dài sơ yếu lý lịch như thế nào là hợp lý? Câu trả lời là “không dài quá một trang”. Tuy nhiên, đó là cách làm và cách nghĩ của những người tìm việc cách đây chục năm. Thời gian đã thay đổi và dó đó các tiêu chuẩn về độ dài cũng thay đổi theo. Một số quy tắc “vàng” bị xóa bỏ và thay vào đó là những quy tắc thoáng và thoải mái hơn rất nhiều.

Blogroll