Subscribe:

Facebook, thời thế tạo anh hùng

Điều gì đã làm nên một Facebook độc đáo của ngày hôm nay? Do chính khả năng nội tại của nó hay do "thời thế tạo anh hùng"? Hàng chục cố vấn, nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon đã thử đi lí giải điều này như một công thức chung cho startup thành danh nơi đây.

 

Những thành tựu Facebook đã đạt được vô cùng ấn tượng, kể cả khi đánh giá theo tiêu chuẩn của thung lũng Silicon.
Tại đây, chưa từng có công ty nào có thể thu hút được nhiều thành viên trên thế giới với tốc độ chóng mặt đến như vậy. Các công ty trong thung lũng Silicon được xem là những lực lượng quan trọng, có vai trò như một đảng hay một khuynh hướng chính trị riêng biệt.

Cho đến thời điểm hiện tại, rất hiếm có CEO nào thành công ở cái tuổi mới ngoài 20. Và tất nhiên, cũng chưa từng có công ty nào, ngoài Facebook, được dựng thành phim với sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng, trở thành ứng cử viên "nặng ký" cho giải Osca.

Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi mafia Facebook - những cựu sinh viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển những công ty như Quora, Cloudera, Jumo, Asana và Path- cũng thành danh khi còn quá trẻ và mang lại dấu ấn khác biệt. Điều gì đã làm nên một Facebook độc đáo của ngày hôm nay? Phải chăng một phần do chính khả năng nội tại của nó, và một phần là do "thời thế tạo anh hùng".

Cần phải nhấn mạnh rằng không phải công ty nào cũng có thể trở thành một công ty xuất sắc (mà bài viết này gọi là "mafia"). Và một mafia thực thụ là tập hợp của những nhà đồng sáng lập, những nhân viên ngay từ thuở công ty mới thành lập và những kỹ sư hàng đầu đã cùng trải qua những thử thách cam go, có lòng hăng say và nguồn lực tài chính để bắt đầu những đầu tư mạo hiểm. Và chính nguyên tắc cùng đầu tư và giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên ý tưởng quy tụ trong "một gia đình". Google, Yahoo, eBay, Amazon hay Microsoft có thể tạo ra rất nhiều doanh nhân và nhà đầu tư tài năng, nhưng những thành công đó không thể là chất xúc tác tạo ra một nguồn nhân lực mới mẻ đầy sức sống.

Trên thực tế, có rất ít công ty lớn, thành công lâu dài trở thành các mafia, bởi lẽ khi những công ty này phát triển đến một quy mô đủ lớn thì nét văn hóa độc đáo sẽ bị làm loãng. Bên cạnh đó, do những lý do tài chính, các thành viên thường chỉ gắn chặt với công ty cho đến thời điểm phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Đến lúc đó, họ đánh mất cơ hội được tham gia vào quá trình phát triển với quy mô lớn hơn.

Nhưng với các mafia thì lại khác, họ sẽ rời khỏi công ty nếu công ty không phát triển đến mức độ tương xứng với tiềm năng. Người ta sẽ cảm thấy chán nản khi thấy vẫn còn mục tiêu phải hoàn thành, hay như Peter Thiel nói về mafia PayPal: "Các bạn có được rất nhiều Cá nhân tài năng, biết cạnh tranh và luôn đưa ra những mục tiêu mới".

Sau đây là những đặc trưng cốt lõi, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thung lũng Silicon được tổng kết từ ý kiến đánh giá của hàng chục nhà cố vấn, đầu tư, và những người được hưởng đặc quyền ở Facebook. Họ lí giái những nhân tố tạo nên những "mafia" quá trẻ và thành công ở Thung lũng Silicon, như Facebook.

Ông chủ... không muốn bán

Những thành viên Facebook đầu tiên được phỏng vấn đều đề cập đến sự kiện Zuckerberg từ chối  Yahoo khi họ đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ đô vào tháng 7/2006. Đây là một trong những sự kiện đáng nhớ, bởi nó không chỉ làm thay đổi Facebook mà còn thay đổi nhận thức của họ với tư cách là một doanh nhân. Bây giờ nghĩ lại thì thấy vấn đề thật chẳng đáng để bàn cãi, nhưng tại thời điểm đó thì người ta lại cho rằng Zuckerberg quá kiêu căng và ảo tưởng. Quyết định này cũng gây chia cắt lớn ngay trong nội bộ công ty.

Dustin Moskovitz nhớ lại, lúc đó một số người đã nói với Zuckerberg rằng: "Nếu anh biết chắc là không muốn bán thì tại sao lại đưa chúng tôi đi quá xa thế này? - Bởi lẽ điều đó thật đau đớn, sang tay cho người khác rồi sau đó chia tay nhau...". Cũng như thế, công ty Asana của Moskovitz đã từ chối tham gia vào các trao đổi về flip, và nhiều nguồn tin cho rằng Quora cũng có triết lý tương tự.

Ví dụ tiếp theo là Path- một trang web chia sẻ hình ảnh di động- thậm chí chỉ có dưới 1 triệu người sử dụng nhưng đã từ chối lời đề nghị mua với giá 100 triệu đô. Mike đã từng nói, Morin thực sự điên rồ, chỉ có điều chúng ta không biết sự điên rồ đó có mang lại điều tốt đẹp hay không mà thôi. Trong suốt cuối tuần, Morin bị giày vò về quyết định đó nên đã phải tìm đến  Moskovitz- nhà đầu tư mạo hiểm lớn nhất của anh, để được cố vấn. Moskovitz là một trong số ít những người ủng hộ Morin, chính điều này đã củng cố thêm sự tự tin của anh - quyết định giữ lại Path.

Kỹ sư là "thượng đế"

Những công ty này luôn ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của kỹ sư. Các nhà đầu tư và đối thủ cũng luôn quan sát xem nhóm kỹ sư hoạt động thế nào- một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến giành nhân tài tại Thung lũng Silicon.

Họ tuyển chọn kỹ sư theo những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe, nhưng khi tìm được một kỹ sư giỏi, họ sẽ trả anh ta bất cứ mức lương nào anh ta muốn. Zuckerberg ca ngợi Adam D'Angelo- đồng sáng lập Quora- là một trong những kỹ sư giỏi nhất mà anh biết. Và nhóm kỹ sư của Path được coi là tài sản mà Google luôn khao khát có được.

Trái lại, không giống như Google hay Amazon - tuyển chọn kỹ sư nghiêm  ngặt theo bằng cấp, GPA và những kết quả kiểm tra được tiêu chuẩn hóa; Facebook và nhiều công ty khác lại "khoái" những thiên tài giống hacker mới tập tễnh vào nghề. Điều này sẽ giúp công ty có được môi trường văn hóa mang tính doanh nghiệp hơn. Justin Rosenstein - từng đầu quân cho Google, sau đó đến Facebook trước khi cùng Moskovitz sáng lập ra Asana - nhận xét, Google giống như một "phòng triển lãm" của những bằng cấp học thuật, trong khi Facebook ban đầu giống như một phòng ngủ bề bộn chật ních những kỹ sư thỏa sức vẫy vùng.

Loại bỏ ý tưởng phát triển kém hiệu quả

Điều tạo nên sự khác biệt giữa Facebook với các đối thủ hoạt động trên nền Web 2.0 trước đây là số quỹ nó gây dựng được và tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nó. Khi "thời đại dotcom" sụp đổ, người ta bắt đầu lo sợ, không dám huy động những nguồn lực bên ngoài thì Zuckerberg vẫn cứ tiếp tục xây dựng công ty theo mô hình anh cho là phù hợp.

Tương tự, một vài trong số những công ty này vẫn có những nhóm nhỏ, nhưng không phải vì lợi ích của quy mô nhỏ. Họ không ngần ngại gây quỹ, và do không có ý định bán lại công ty nên họ không gặp khó khăn khi thuê thêm nhân viên hay gây thêm quỹ khi cần.

Nguyên tắc "miễn phí cho tất cả"

Điểm nổi bật của mỗi sản phẩm này là tính hiệu quả cao, tránh tạo ra những cộng đồng lộn xộn. Quora muốn đưa ra những thông tin nhằm mang lại lợi ích cho những người trả lời chứ không phải cho người đưa ra câu hỏi. Do vậy, một số người đặt ra những câu hỏi khá nan giải mà họ không có quyền kiểm soát cuộc đối thoại.

Tương tự, Path là một cách hiệu quả để thoát ra khỏi những stream ảnh của bạn bè. Giống như Facebook, trọng tâm là những chương trình ứng dụng hoạt động trôi chảy suốt cả ngày chứ không phải dành hàng tiếng đồng hồ vào nó. Đó là sự khác biệt giữa một "tiện ích" và "truyền thông" mà Zuckerberg đã đề cập rất nhiều ngay trong những ngày đầu.

Phát triển với nhịp độ được kiểm soát

Đây là một khác biệt cơ bản giữa những công ty này với nhiều công ty khác tại Thung lũng Silicon. Hầu hết các công ty chỉ xác định giá trị tuyệt đối là ở quy mô đơn thuần, và sử dụng những ứng dụng chống virut rẻ tiền để mau chóng thu được lợi nhuận, thậm chí không màng tới hậu quả là sẽ có ít người đã từng sử dụng ứng dụng và muốn quay lại với trang web đó nữa. Trong vòng 5 năm qua, giá trị của của một người sử dụng độc đáo gần như đã bị sói mòn.

Ngược lại, rất nhiều trong số những công ty này đi theo con đường mà Facebook đã tiên phong, với nhịp độ được kiểm soát cẩn trọng. Facebook đã rất tự tin, không vội vàng, và điều này giúp cộng đồng của nó không bị quá tải và bào mòn. Asana cũng có hơn 5000 công ty trong danh sách chờ để được sử dụng sản phẩm của nó. Những công ty này có thể phát triển cực lớn trong tương lai, nhưng đây không phải là ưu tiên hàng đầu của họ trong thời điểm hiện tại.

Giải quyết vấn đề xã hội lớn mà người khác "bó tay"

Có lẽ là do những nhà sáng lập đã từng làm việc tại Facebook và phải có một điều gì thật lớn lao mới khiến họ ra đi. Hay có thể họ đều là những người có lý tưởng thay đổi thế giới. Tuy nhiên, mỗi công ty này đều đặt ra cho họ một sứ mệnh to lớn. Không ai trong số họ bắt đầu xây dựng một chương trình ứng dụng mới mẻ hay một website chỉ để cho người sáng lập hay bạn bè, mà mục tiêu lớn của họ là để giải quyết một vấn đề lớn nào đó.

Và đặc biệt hơn, đó hoàn toàn không phải là một vấn đề mới mẻ. Có thể nói đây là nơi bạn có thể nói Quora chỉ là Yahoo Answers, Instagram đánh bại Path trước khi nó có được cơ hội để bắt đầu, vv...

Thật khó để  so sánh với Facebook. Lý do lớn nhất mà ban đầu không ai muốn đầu tư vào nó là bởi vì ánh hào quang quá lớn của Friendster. Sau đó, khi MySpace bước vào cuộc đua thì không ai nghĩ Facebook có thể đuổi kịp hai ông lớn. Và để rồi, tất cả bọn họ đều đã sai lầm.

Và cũng giống như Facebook, các công ty như Asana, Path và Quora cũng đang nỗ lực giải quyết các vấn đề mang tính xã hội. Không phải "xã hội" trong nghĩa "truyền thông xã hội" mà nghiêng về "sự lộn xộn" trong xã hội do con người mang lại khi cố gắng tương tác, giao tiếp và tạo dựng các mối quan hệ trực tuyến. Chúng là những vấn đề mà riêng máy móc hay con người không thể tự giải quyết, và mỗi công ty này đang cố gắng dùng cả hai nguồn lực đề tìm ra giải pháp thỏa đáng, hơn là chỉ dựa vào những thuật toán của Google hay những hướng dẫn của Yahoo. Không có giải pháp duy nhất nào cho những vấn đề đó, chỉ có con đường dài mà con người đang gần tới đích hơn.

Cuối cùng, đây chính là điều khiến thung lũng Silicon trở thành một cái "lò" sản sinh ra những doanh nhân tài ba. Bạn có thể thấy, dòng giống mafia sẽ lại sản sinh ra những mafia tiếp theo. Facebook có nguồn gốc từ mafia Paypal, và mafia PayPal lại có nguồn gốc từ những cá nhân ưu tú từng học tại Đại Học Illinois. Netscape đã phát triển vượt ra khỏi Silicon Graphics. Và không một chương trình của chính phủ hay một người ủng hộ có thiện chí nào có thể tạo ra chất "nòi" mà Silicon phải mất hàng thập kỷ để phát triển.


eBrandium - Theo Vef/Forbes Asia

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blogroll