Subscribe:

Pepsi và hành trình thoát khỏi bóng Coca Cola


Tác giả: Ngọc Trân
(E-media) - Trong thế giới thương hiệu, cuộc cạnh tranh giữa Pepsi và Coca Cola đã trở thành kinh điển. Pepsi trở thành biểu tượng cho một chân lý - Chẳng có gì vững bền mãi mãi nếu như không được chăm lo để được vững bền mãi mãi.


Thương hiệu Pepsi đã chứng minh cho cả thế giới thương hiệu thấy: chàng tý hon nếu không đánh bại thì cũng có thể ngang ngửa được với người khổng lồ. Pepsi cũng còn giúp thế giới thương hiệu giàu thêm bằng bài học kinh nghiệm kinh doanh là cạnh tranh không chỉ để tồn tại, mà còn để phát triển, cạnh tranh không chỉ không tránh khỏi mà còn là động lực cho sự phát triển thương hiệu.
Trong bóng của người khổng lồ
Câu chuyện về Pepsi bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Cái đặc biệt trước hết ở thương hiệu này là đối thủ và mối đe doạ tới sự tồn vong của nó đã có từ trước khi nó ra đời 12 năm. Đó là Coca Cola. Không ai biết sự ra đời và tồn tại trước đó đóng vai trò gì trong việc hình thành thương hiệu này. Chỉ biết rằng, mùa hè năm 1898 ở New Bern (bang North Carolina, Mỹ), đặc biệt oi bức và anh chàng dược sỹ trẻ Caleb Bradham tìm mọi cách để pha chế ra một loại đồ uống chế ngự được cơn khát trong cơ thể và sự bức bối trong tâm trạng của người dân. Bradham cũng sử dụng hạt Cola và hợp chất Pepsin trong đó. Bradham đặt tên cho thứ đồ uống này là "Đồ uống của Brad". Nhưng vì Coca thì ai cũng đều biết trong khi cái tên Bradham lại rất lạ lẫm nên Bradham phải tìm một cái tên mà ai nghe cũng biết ngay trong đó có những gì. Vì thế, Bradham đã nhanh chóng đổi tên sản phẩm sáng tạo của mình ra thành Pepsi-Cola. Hơn sáu mươi năm sau, cái phần Cola trong thương hiệu này mới bị bỏ đi. Sinh sau đẻ muộn so với Coca Cola chỉ có 12 năm, nhưng khoảng cách về vị thế trên thị trường và đẳng cấp trong xã hội lại rất lớn. Đến nay đã 113 năm rồi mà thương hiệu này vẫn bị coi là chỉ đứng hàng thứ hai, sau Coca Cola. Cho nên Pepsi phải cạnh tranh không ngừng, phải chủ động và năng động hơn, phải sáng tạo và mạnh bạo hơn, phải đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo và tiếp thị, phải đặc biệt coi trọng phương sách "cáo mượn oai hùm" và biết lợi dụng giới chính trị ở Mỹ.
Kể từ khi ra đời đến nay, thương hiệu này không thay đổi nhiều về bản chất sản phẩm, mà chỉ thay đổi lô gô và nhãn mác thương hiệu để rồi, cuối cùng có được diện mạo riêng như hiện tại. Trong cuộc cạnh tranh không cân sức với Coca Cola, Pepsi đã không ít lần gặp nguy cơ phá sản, thường xuyên bị người khổng lồ này chống phá trong kinh doanh và cản đường phát triển. Nhưng xem ra, chỉ riêng việc người khổng lồ này phải bận tâm như vậy tới chàng tý hon đã được coi là một trong những thành công lớn nhất của thương hiệu Pepsi. Năm 1985, khi Coca Cola tuyên bố bắt chước Pepsi giảm bớt thành phần đường trong đồ uống, Pepsi đã ăn mừng sự kiện ấy như một sự đầu hàng của Coca Cola trước Pepsi. Mới đây, khi Coca Cola khởi kiện Pepsi ở Australia chỉ vì cái chai của Pepsi có đường cong giống cái chai của Coca Cola, thiên hạ không còn coi đó là chuyện cạnh tranh hay bản quyền thuần tuý mà là biểu hiện cho sự tự tin ngày càng suy giảm của Coca Cola trước Pepsi. Anh chàng tý hon kiên nhẫn thoát dần ra khỏi cái bóng của người khổng lồ.
Những chiêu thức cạnh tranh độc đáo
 
Bí quyết thành công trước hết của thương hiệu này là tạo dựng sự mập mờ giữa giống và khác so với Coca cola
Bí quyết thành công trước hết của thương hiệu này là tạo dựng sự mập mờ giữa giống và khác so với Coca Cola, giống để có thể tận dụng được những lợi thế mà Coca Cola đã có được trên thị trường và trong tâm lý của người tiêu dùng, khác để thể hiện và khai thác triệt để bản sắc riêng. Coca Cola và Pepsi Cola rất giống nhau mà cũng rất khác nhau. Chẳng phải chất Pepsin có trong hạt coca hay sao. Nghe đến coca, có thể không phải ai cũng nghĩ ngay tới Pepsin, nhưng nghe tới Pepsin không ai lại không liên tưởng đến ngay hạt coca. Đi sau núp bóng, nhưng lớn dần lên trong từng bước theo sau ấy. Bí quyết thành công tiếp theo của Pepsi là tận dụng tác động to lớn của chính trị. Ở Mỹ, Coca Cola có truyền thống hậu thuẫn cho Đảng Dân chủ còn Pepsi thường đứng sau Đảng Cộng hòa. Năm 1941, để thể hiện tinh thần yêu nước, Pepsi sử dụng ba màu đỏ, trắng, xanh trên nền quốc kỳ Mỹ làm màu chai hộp đựng. Hồi ấy, quân đội Mỹ tổ chức theo màu da và Pepsi chỉ được sử dụng trong những đơn vị lính da đen, cho nên đã từng bị gọi là thứ "đồ uống của người da đen". Thậm chí, tổ chức phân biệt chủng tộc khét tiếng nhất nước Mỹ là Ku Klux Klan còn tiến hành chiến dịch tẩy chay Pepsi trên khắp nước Mỹ.
Cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon là một trong những người hậu thuẫn Pepsi chinh phục thi trường trong và ngoài nước Mỹ mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Năm 1959, khi đó là phó tổng tống Mỹ, không biết cách gì mà Nixon thuyết phục được nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrutshov đồng ý cho chụp ảnh đang uống Pepsi. Quyết định đầu tiên của Nixon trên cương vị tổng thống Mỹ là dỡ bỏ tất cả máy bán Coca Cola tự động trong Nhà Trắng và thay thế bằng máy bán Pepsi tự động. Năm 1972, Pepsi là một trong những tập đoàn đa quốc gia đầu tiên được phép sản xuất ở Liên Xô. Coca Cola vốn luôn là nhà tài trợ chính cho đội tuyển thế vận hội của Mỹ và việc Mỹ tẩy chay Thế vận hội ở Moscow năm 1980 đã giúp Pepsi chinh phục được gần như toàn bộ thị trường Liên Xô và Đông Âu.
Bí quyết thành công tiếp theo của Pepsi là quảng cáo và tiếp thị thích hợp và hiệu quả. Ban đầu, để cạnh tranh với Coca Cola và tiệp cận thị trường, Pepsi thể hiện chỉ là thứ đồ uống rẻ tiền, cùng giá mà lượng gấp đôi Coca Cola để rồi về sau có được đẳng cấp. Trong quảng cáo và tiếp thị, Pepsi chủ định không nhấn mạnh vào trong thức uống có gì và tác động vật chất của nó ra sao mà đi vào định hướng và tạo nên cảm nhận chung cho cả thế hệ. Pepsi nhằm vào thế hệ trẻ vì thế hệ ấy mới đông đảo, thích khám phá và phô trương, thích chứng tỏ đẳng cấp và dễ bị cuốn hút. Chủ điểm trong quảng cáo và tiếp thị của Pepsi là người trẻ sử dụng Pepsi và phải uống Pepsi thì mới chứng tỏ và được công nhận là trẻ. Việc sử dụng những nhân vật nổi tiếng để quảng cáo là con đường mòn mà Pepsi cũng đi.
113 năm sau, chàng tý hon ngày nào đã ngang ngửa với người khổng lồ. Nhưng cuộc cạnh tranh của Pepsi vẫn không khoan nhượng như trước. Muốn phát triển không ngừng thì phải liên tục cạnh tranh, thương hiệu nào cũng đều phải như vậy.
 
Năm 1985, khi Coca Cola tuyên bố
học theo Pepsi giảm bớt thành phần đường trong đồ uống, Pepsi đã coi đây như một sự đầu hàng của Coca Cola trước Pepsi. Mới đây, Coca Cola khởi kiện Pepsi ở Australia chỉ vì cái chai của Pepsi có đường cong giống cái chai của Coca Cola. Thiên hạ không còn coi đó là chuyện cạnh tranh hay bản quyền thuần túy, mà là biểu hiện cho sự tự tin ngày càng suy giảm của Coca Cola trước Pepsi.
 Theo thuonghieuviet.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blogroll